Nhiều fan Dragon’s Dogma 2 đã đi sang bắt bẻ cả các reviewer
Sở dĩ có vụ việc này xảy ra tất cả là do ngay khi Dragon’s Dogma 2 vừa ra mắt thì ngay lập tức các game thủ phát hiện rằng bên trong trò chơi này có một bản rất dài những DLC mà họ có thể mua kèm. Điều đáng nói ở đây là trong những DLC đó có một số dùng để mở khóa các tính năng đáng lẽ phải tồn tại trong một tựa game hoàn chỉnh như các địa điểm fast travel, hồi sinh lại các nhân vật đã chết hay tệ hơn là thay đổi ngoại hình của nhân vật mà bạn tạo (thậm chí Diablo IV bị lên án hút máu còn cung cấp nhiều tính năng này miễn phí). Thoạt tiên các fan hâm mộ đều hướng mũi dùi về phía Capcom vì đã nghĩ ra những biện pháp kiếm tiền như vậy. Thế nhưng sau đó nhiều game thủ bắt đầu xoay sang những người đã từng review Dragon’s Dogma 2. Họ tràng vào các kênh Youtube, các bài review đã chấm điểm cao cho tựa game này và để lại những bình luận chỉ trích vì sao các reviewer này không nói về các mặt microtransactions trong game dù cho đã được tiếp cận game từ sớm.
Để có giải thích cho vấn đề này thì Paul Tassi cây bút của Fobes đã phải lên một bài viết giải thích tại sao những cây viết khác không hề đề cập đến microtransactions trong các bài review về Dragon’s Dogma 2. Các bạn nghĩ rằng họ không biết đến sự tồn tại của những gói DLC trên hay Capcom đã cố ý gửi cho những reviewer này một bản game hoàn toàn khác? Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Paul đã được xem review guide của Capcom gửi đến cho các KOL và những cây bút khác, bên trong đó có một đường link hướng những reviewer tới một file PDF nói về yếu tố microtransactions trong game. Tất cả những gói DLC mà các bạn có thể mua, giá của chúng và thậm chí là giới hạn mua từng gói đều được liệt kê bên trong file này.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ danh sách các gói DLC rất dài này
Vậy phải chăng những reviewer đã không tìm hiểu list này trước khi đưa ra một bài review chi tiết cho các game thủ? Cũng không phải vì để có thể nhận xét game một cách tốt nhất nhiều reviewer đã phải bỏ ra từ 50-100 giờ để ngụp lặn trong thế giới game vì thế họ hoàn toàn không thể không biết về vấn đề này. Lúc này Paul đã chỉ ra nguyên nhân tại sao mà các reviewer chọn việc bỏ qua yếu tố microtransactions trong Dragon’s Dogma 2. Họ làm vậy không phải vì thiên vị mà đơn giản là họ cảm thấy điều này không đáng để nhắc tới trong bài đánh giá. Thật sự thì khi mới liết nhìn qua các gói DLC này rất dễ gây hiểu lầm, đặc biệt là với các game thủ trong thời điểm nhạy cảm này. Ví dụ như bạn cần bỏ ra 71.000 vnđ để có thể tạo một điểm travel tùy chọn, 47.000 vnđ để có thể thay đổi vẻ ngoài của nhân vật,… Điều đáng nói là những DLC hay nói đúng hơn là các item này dù rất hiếm nhưng nhưng vẫn có thể kiếm được trong game. Chính điều này khi đứng ở dưới hai góc nhìn khác nhau thì họ lại có những cảm giác khác nhau. Đối với những reviewer thì họ cảm thấy việc này là bình thường và họ sẽ ưu tiên thời gian, không gian trong kịch bản cho những yếu tố quan trọng hơn. Còn đối với những game thủ thì họ sẽ có ác cảm với những gói DLC này vì đơn giản hiện tại họ đang cảm thấy quá chán với những tựa game được bán với giá $60-$70 mà vẫn có microtransactions, họ lại càng không thích phải bỏ tiền mua những thứ liên quan đến gameplay trong game,….
Có thể nói vấn đề này đa phần đến từ các nhìn nhận về những gói DLC và yếu tố microtransactions trong game, có thể đối với Capcom thì những yếu tố này được làm ra để giảm thời gian cày cuốc cho các game thủ không có nhiều thời gian khám phá Dragon’s Dogma 2. Thế nhưng cách họ diễn giải đã khiến cho nhiều game thủ hiểu lầm và tạo nên sự việc nói trên.
Sở dĩ có vụ việc này xảy ra tất cả là do ngay khi Dragon’s Dogma 2 vừa ra mắt thì ngay lập tức các game thủ phát hiện rằng bên trong trò chơi này có một bản rất dài những DLC mà họ có thể mua kèm. Điều đáng nói ở đây là trong những DLC đó có một số dùng để mở khóa các tính năng đáng lẽ phải tồn tại trong một tựa game hoàn chỉnh như các địa điểm fast travel, hồi sinh lại các nhân vật đã chết hay tệ hơn là thay đổi ngoại hình của nhân vật mà bạn tạo (thậm chí Diablo IV bị lên án hút máu còn cung cấp nhiều tính năng này miễn phí). Thoạt tiên các fan hâm mộ đều hướng mũi dùi về phía Capcom vì đã nghĩ ra những biện pháp kiếm tiền như vậy. Thế nhưng sau đó nhiều game thủ bắt đầu xoay sang những người đã từng review Dragon’s Dogma 2. Họ tràng vào các kênh Youtube, các bài review đã chấm điểm cao cho tựa game này và để lại những bình luận chỉ trích vì sao các reviewer này không nói về các mặt microtransactions trong game dù cho đã được tiếp cận game từ sớm.
Để có giải thích cho vấn đề này thì Paul Tassi cây bút của Fobes đã phải lên một bài viết giải thích tại sao những cây viết khác không hề đề cập đến microtransactions trong các bài review về Dragon’s Dogma 2. Các bạn nghĩ rằng họ không biết đến sự tồn tại của những gói DLC trên hay Capcom đã cố ý gửi cho những reviewer này một bản game hoàn toàn khác? Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Paul đã được xem review guide của Capcom gửi đến cho các KOL và những cây bút khác, bên trong đó có một đường link hướng những reviewer tới một file PDF nói về yếu tố microtransactions trong game. Tất cả những gói DLC mà các bạn có thể mua, giá của chúng và thậm chí là giới hạn mua từng gói đều được liệt kê bên trong file này.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ danh sách các gói DLC rất dài này
Vậy phải chăng những reviewer đã không tìm hiểu list này trước khi đưa ra một bài review chi tiết cho các game thủ? Cũng không phải vì để có thể nhận xét game một cách tốt nhất nhiều reviewer đã phải bỏ ra từ 50-100 giờ để ngụp lặn trong thế giới game vì thế họ hoàn toàn không thể không biết về vấn đề này. Lúc này Paul đã chỉ ra nguyên nhân tại sao mà các reviewer chọn việc bỏ qua yếu tố microtransactions trong Dragon’s Dogma 2. Họ làm vậy không phải vì thiên vị mà đơn giản là họ cảm thấy điều này không đáng để nhắc tới trong bài đánh giá. Thật sự thì khi mới liết nhìn qua các gói DLC này rất dễ gây hiểu lầm, đặc biệt là với các game thủ trong thời điểm nhạy cảm này. Ví dụ như bạn cần bỏ ra 71.000 vnđ để có thể tạo một điểm travel tùy chọn, 47.000 vnđ để có thể thay đổi vẻ ngoài của nhân vật,… Điều đáng nói là những DLC hay nói đúng hơn là các item này dù rất hiếm nhưng nhưng vẫn có thể kiếm được trong game. Chính điều này khi đứng ở dưới hai góc nhìn khác nhau thì họ lại có những cảm giác khác nhau. Đối với những reviewer thì họ cảm thấy việc này là bình thường và họ sẽ ưu tiên thời gian, không gian trong kịch bản cho những yếu tố quan trọng hơn. Còn đối với những game thủ thì họ sẽ có ác cảm với những gói DLC này vì đơn giản hiện tại họ đang cảm thấy quá chán với những tựa game được bán với giá $60-$70 mà vẫn có microtransactions, họ lại càng không thích phải bỏ tiền mua những thứ liên quan đến gameplay trong game,….
Có thể nói vấn đề này đa phần đến từ các nhìn nhận về những gói DLC và yếu tố microtransactions trong game, có thể đối với Capcom thì những yếu tố này được làm ra để giảm thời gian cày cuốc cho các game thủ không có nhiều thời gian khám phá Dragon’s Dogma 2. Thế nhưng cách họ diễn giải đã khiến cho nhiều game thủ hiểu lầm và tạo nên sự việc nói trên.