Vậy là sau nhiều ngày khiến khán giả Việt mòn mỏi chờ đợi, dù chưa chính thức ra rạp nhưng đã lập những kỷ lục chưa từng có, cuối cùng Exhuma - Quật Mộ Trùng Ma cũng có những suất chiếu sớm đầu tiên tại Việt Nam. Không hổ danh là bom tấn dẫn đầu phòng vé Hàn suốt 3 tuần liên tiếp (tính đến 14/3), Exhuma mang đến cho khán giả một trải nghiệm điện ảnh thực sự cuốn hút. Dù kéo dài tới hơn 2 tiếng nhưng phim gần như không có giây phút nào khiến khán giả bị xao nhãng bởi những tình tiết dồn dập, những yếu tố tâm linh, kỳ bí khiến người xem không ít lần thót tim.
Tuy chỉ kể về một câu chuyện xuyên suốt nhưng Exhuma được chia thành nhiều chương ngắn, khiến khán giả có cảm giác như đang được thưởng thức một bộ phim truyền hình thu nhỏ. Nếu đã từng xem những tác phẩm khác của đạo diễn Jang Jae Hyun, tiêu biểu nhất phải kể đến Svaha: Ngón Tay Thứ Sáu thì khán giả sẽ dễ dàng hình dung và tiếp nhận câu chuyện mà Exhuma muốn kể hơn. Rất nhiều vấn đề được lồng ghép trong một tác phẩm, từ phong thủy, tín ngưỡng dân gian, Phật pháp đến lịch sử khiến khán giả phải tiếp nhận một lượng thông tin khá lớn dù câu chuyện chỉ đơn giản là xoay quanh việc khai quật một ngôi mộ. Mặc dù phim về pháp sư, những cảnh trừ tà đã xuất hiện nhiều trên màn ảnh châu Á nói chung và phim Hàn nói riêng nhưng đây là lần đầu tiên, khán giả được thấy một lễ trừ tà toàn diện và chân thực đến thế. Từ hình ảnh những con lợn được sử dụng làm vật lễ tế, máu ngựa khắp khuôn mặt nữ pháp sư, tiếng trống dồn dập hòa lẫn với tiếng gào thét, thứ ngôn ngữ khó hiểu và dĩ nhiên là hoàn toàn không có phụ đề,... tất cả tạo nên một tổng thể vô cùng đắt giá, khiến người xem nín thở theo từng nhát vung dao của nữ chính.
Exhuma đã thực sự mang đến cho khán giả một trải nghiệm điện ảnh mới mẻ ngoài mong đợi. Nếu mong chờ một bộ phim kinh dị với những màn jumpscare mang tính hù dọa cao thì hoàn toàn không hề. Exhuma xoáy sâu vào vấn đề tâm linh, huyền bí, những phân cảnh hù dọa sẽ không quá nhiều nhưng nhịp phim dồn dập, những tình tiết gay cấn và những cú twist khó lường vẫn buộc khán giả phải tập trung cao độ và không ít lần bị ám ảnh. Các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, mai táng, trùng tang, gọi hồn,... cũng được đề cập đến rất nhiều, nó lại khá gần với các tín ngưỡng của người Đông Nam Á mà cụ thể là Việt Nam thế nên lại càng tăng độ rùng rợn cho người xem.
Dĩ nhiên vẫn không thể phủ nhận việc phim đã cài cắm rất hay yếu tố lịch sử cũng như hậu quả chiến tranh kéo dài đến hiện tại. Ngay từ khoảnh khắc đầu phim, chi tiết Hwa Rim bị tiếp viên hàng không hiểu lầm là người Nhật Bản và cô lập tức khẳng định mình là người Hàn, đã trực tiếp mở ra thông điệp phía sau, dù phải đến nửa cuối phim, câu chuyện về yếu tố lịch sử, chiến tranh mới được đề cập một cách trực tiếp. Phải dành một lời khen cho cách mà biên kịch tạo ra những hình ảnh đại diện cho chiến tranh và nỗi đau chiến tranh kéo dài đến hiện tại. Nhân vật Kim Sang Duk cũng trở thành một hình ảnh đại diện cho những con người muốn kết thúc triệt để những tồn dư còn lại của quá khứ, bằng cách bằng mọi giá khai quật hoàn toàn ngôi mộ. Đặc biệt dù cài cắm yếu tố lịch sử, yêu nước nhưng Exhuma lại không hề bị khô khan, giáo điều. Các yếu tố tâm linh, phong thủy vẫn được đan xen liên tục đến tận phút chót, làm tăng trải nghiệm thú vị của người xem.
Kim Go Eun cũng là lần đầu vào vai một pháp sư, đóng cạnh những tên tuổi lớn của ngành điện ảnh Hàn. Cô có một màn trình diễn như “ma nhập”, gây ám ảnh với những phân cảnh làm phép, lên đồng. Bằng sức hút điên cuồng của mình, Kim Go Eun thực sự có được một vai diễn để đời dù nhân vật của cô và Lee Do Hyun ít nhiều còn gây tranh cãi. Tương tự với nữ chính, Lee Do Hyun đã có một bước nhảy vọt trong sự nghiệp khi lần đầu đóng chính trong một bộ phim điện ảnh. Khán giả được thấy một màu sắc rất mới của Lee Do Hyun, không còn là chàng trai ấm áp, ngọt ngào thường thấy trên màn ảnh nhỏ. Dù khách quan mà nói vai diễn của Lee Do Hyun còn mờ nhạt trong tổng thể tác phẩm, chí ít là so với bạn diễn cùng lứa là Kim Go Eun nhưng không thể phủ nhận tương tác giữa anh và nữ chính rất tốt, chemistry bùng nổ dù giữa họ hoàn toàn không có loveline. Cuối cùng Yoo Hae Jin, người chịu trách nhiệm về sự hài hước của bộ phim không ít lần khiến khán giả phải bật cười ngay cả trong tình cảnh khốn cùng của các nhân vật. Dĩ nhiên một vai diễn gây cười không thể làm khó được nam diễn viên này.
Nhìn chung về mặt diễn xuất thì phim gần như không có lỗ hổng nào và đó là một sự kết hợp thực sự nhuần nhuyễn của hai thế hệ trên màn ảnh Hàn. Mỗi diễn viên đều góp phần làm tăng cường sự thú vị, kịch tính trong câu chuyện quật mộ của nhóm 4 người. Sự phân chia vai trò hợp lý và thông minh đã giúp phim mang đến trải nghiệm điện ảnh mới và xa lạ nhưng sống động và vẫn có thể tạo cảm giác quen thuộc.
Kịch bản lôi cuốn, kích thích tối đa sự tò mò của khán giả
Exhuma theo chân Hwa Rim (Kim Go Eun) và Bong Gil (Lee Do Hyun), hai pháp sư người Hàn nhận được một phi vụ làm ăn đến từ LA. Khách hàng của họ là cháu trai cả của một gia đình giàu có. Dù mới chỉ là một đứa trẻ sơ sinh, cậu nhóc này đã phải trải qua sự đau đớn về thể xác mà đến các bác sĩ hàng đầu cũng không thể tìm ra căn nguyên. Chính bởi vậy, bố của cậu bé là Park Ji Yong đã tìm đến cặp pháp sư người Hàn này để giải quyết căn nguyên vấn đề. Ngay khi bước vào bệnh viện, lần đầu gặp mặt khách hàng nhỏ tuổi của mình, Hwa Rim đã nhận ra vấn đề xuất phát từ phần mộ của một trưởng bối trong gia tộc họ Park. Cô ngay lập tức đi đến quyết định nhờ sự can thiệp của thầy phong thủy Kim Sang Duk (Choi Min Sik) và người làm nghề mai táng Ko Young Geun (Yoo Hae Jin) để di dời ngôi mộ của tổ tiên dòng họ này. Ngay trong lần đầu đi đến ngôi mộ cổ, ông Kim đã muốn dừng phi vụ làm ăn này làm dù ông đang rất cần tiền. Bởi lẽ ông có linh cảm rất xấu về một ngôi mộ không tên được đặt ở một vùng đất đặc biệt, gần đó có rất nhiều cáo và hơn hết là người nhà họ Park thì quyết tâm không tiết lộ những ẩn ức về người trong quan tài, càng không cho phép quan tài được mở nắp. Sau khi bị thuyết phục và miễn cưỡng chấp nhận công việc này, một nghi thức quật mộ được diễn ra, kéo theo sau đó là vô số tai ương kinh hoàng cho cả gia đình họ Park lẫn bộ tứ bởi họ đã vô tình giải phóng thế lực tà ác ẩn sâu dưới lòng đất cả trăm năm nay.Tuy chỉ kể về một câu chuyện xuyên suốt nhưng Exhuma được chia thành nhiều chương ngắn, khiến khán giả có cảm giác như đang được thưởng thức một bộ phim truyền hình thu nhỏ. Nếu đã từng xem những tác phẩm khác của đạo diễn Jang Jae Hyun, tiêu biểu nhất phải kể đến Svaha: Ngón Tay Thứ Sáu thì khán giả sẽ dễ dàng hình dung và tiếp nhận câu chuyện mà Exhuma muốn kể hơn. Rất nhiều vấn đề được lồng ghép trong một tác phẩm, từ phong thủy, tín ngưỡng dân gian, Phật pháp đến lịch sử khiến khán giả phải tiếp nhận một lượng thông tin khá lớn dù câu chuyện chỉ đơn giản là xoay quanh việc khai quật một ngôi mộ. Mặc dù phim về pháp sư, những cảnh trừ tà đã xuất hiện nhiều trên màn ảnh châu Á nói chung và phim Hàn nói riêng nhưng đây là lần đầu tiên, khán giả được thấy một lễ trừ tà toàn diện và chân thực đến thế. Từ hình ảnh những con lợn được sử dụng làm vật lễ tế, máu ngựa khắp khuôn mặt nữ pháp sư, tiếng trống dồn dập hòa lẫn với tiếng gào thét, thứ ngôn ngữ khó hiểu và dĩ nhiên là hoàn toàn không có phụ đề,... tất cả tạo nên một tổng thể vô cùng đắt giá, khiến người xem nín thở theo từng nhát vung dao của nữ chính.
Exhuma đã thực sự mang đến cho khán giả một trải nghiệm điện ảnh mới mẻ ngoài mong đợi. Nếu mong chờ một bộ phim kinh dị với những màn jumpscare mang tính hù dọa cao thì hoàn toàn không hề. Exhuma xoáy sâu vào vấn đề tâm linh, huyền bí, những phân cảnh hù dọa sẽ không quá nhiều nhưng nhịp phim dồn dập, những tình tiết gay cấn và những cú twist khó lường vẫn buộc khán giả phải tập trung cao độ và không ít lần bị ám ảnh. Các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, mai táng, trùng tang, gọi hồn,... cũng được đề cập đến rất nhiều, nó lại khá gần với các tín ngưỡng của người Đông Nam Á mà cụ thể là Việt Nam thế nên lại càng tăng độ rùng rợn cho người xem.
Lồng ghép thông điệp lịch sử thông qua loạt yếu tố tâm linh kỳ bí
Không thể phủ nhận chính những lời giải thích về phong thủy, tín ngưỡng, những nghi lễ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây cũng như quá trình khai quật khu mộ cổ hoặc triệu hồn linh hồn,... đã làm kích thích đôi đa sự phấn khích của khán giả. Tuy nhiên cũng phải nhắc đến mặt trái khi những kiến thức phong thủy, tín ngưỡng, Phật pháp này không thực sự quá gần với phần đông khán giả đại chúng, dẫn tới việc người xem gặp khó khăn trong việc tiếp nhận một lượng thông tin quá lớn. Đây cũng là một phần lý do khiến cho bộ phim vấp phải một số tranh cãi, khi không ít khán giả không thực sự hài lòng với trải nghiệm điện ảnh này. Thêm vào đó, một số kiến thức lịch sử, những khái niệm mới trong quá trình 4 nhân vật dần bóc tách bí mật ngôi mộ cổ cũng gây ra không ít khúc mắc.Dĩ nhiên vẫn không thể phủ nhận việc phim đã cài cắm rất hay yếu tố lịch sử cũng như hậu quả chiến tranh kéo dài đến hiện tại. Ngay từ khoảnh khắc đầu phim, chi tiết Hwa Rim bị tiếp viên hàng không hiểu lầm là người Nhật Bản và cô lập tức khẳng định mình là người Hàn, đã trực tiếp mở ra thông điệp phía sau, dù phải đến nửa cuối phim, câu chuyện về yếu tố lịch sử, chiến tranh mới được đề cập một cách trực tiếp. Phải dành một lời khen cho cách mà biên kịch tạo ra những hình ảnh đại diện cho chiến tranh và nỗi đau chiến tranh kéo dài đến hiện tại. Nhân vật Kim Sang Duk cũng trở thành một hình ảnh đại diện cho những con người muốn kết thúc triệt để những tồn dư còn lại của quá khứ, bằng cách bằng mọi giá khai quật hoàn toàn ngôi mộ. Đặc biệt dù cài cắm yếu tố lịch sử, yêu nước nhưng Exhuma lại không hề bị khô khan, giáo điều. Các yếu tố tâm linh, phong thủy vẫn được đan xen liên tục đến tận phút chót, làm tăng trải nghiệm thú vị của người xem.
Màn trình diễn như “ma nhập” của cả dàn diễn viên
Dĩ nhiên để mang lại sự nhập tâm tuyệt đối cho khán giả thì yếu tố quan trọng không kém kịch bản, chính là dàn diễn viên. Choi Min Sik vẫn xứng danh là thế hệ cây đa cây đề, là gương mặt đại diện cho ngành điện ảnh Hàn. Ông khiến người xem thực sự choáng ngợp với màn nhập vai mà có lẽ hiếm ai có thể làm tốt hơn. Đáng nói hơn khi đây là tác phẩm tâm linh, huyền bí đầu tiên của Choi Min Sik nhưng ông vẫn dễ dàng khiến khán giả nhập tâm tuyệt đối vào nhân vật của mình. Khoảnh khắc trận chiến cuối phim là lúc nam diễn viên tỏa sáng hơn bao giờ hết, át vía hoàn toàn tất cả các diễn viên khác, khiến khán giả thực sự phải ngả mũ thán phục.Kim Go Eun cũng là lần đầu vào vai một pháp sư, đóng cạnh những tên tuổi lớn của ngành điện ảnh Hàn. Cô có một màn trình diễn như “ma nhập”, gây ám ảnh với những phân cảnh làm phép, lên đồng. Bằng sức hút điên cuồng của mình, Kim Go Eun thực sự có được một vai diễn để đời dù nhân vật của cô và Lee Do Hyun ít nhiều còn gây tranh cãi. Tương tự với nữ chính, Lee Do Hyun đã có một bước nhảy vọt trong sự nghiệp khi lần đầu đóng chính trong một bộ phim điện ảnh. Khán giả được thấy một màu sắc rất mới của Lee Do Hyun, không còn là chàng trai ấm áp, ngọt ngào thường thấy trên màn ảnh nhỏ. Dù khách quan mà nói vai diễn của Lee Do Hyun còn mờ nhạt trong tổng thể tác phẩm, chí ít là so với bạn diễn cùng lứa là Kim Go Eun nhưng không thể phủ nhận tương tác giữa anh và nữ chính rất tốt, chemistry bùng nổ dù giữa họ hoàn toàn không có loveline. Cuối cùng Yoo Hae Jin, người chịu trách nhiệm về sự hài hước của bộ phim không ít lần khiến khán giả phải bật cười ngay cả trong tình cảnh khốn cùng của các nhân vật. Dĩ nhiên một vai diễn gây cười không thể làm khó được nam diễn viên này.
Nhìn chung về mặt diễn xuất thì phim gần như không có lỗ hổng nào và đó là một sự kết hợp thực sự nhuần nhuyễn của hai thế hệ trên màn ảnh Hàn. Mỗi diễn viên đều góp phần làm tăng cường sự thú vị, kịch tính trong câu chuyện quật mộ của nhóm 4 người. Sự phân chia vai trò hợp lý và thông minh đã giúp phim mang đến trải nghiệm điện ảnh mới và xa lạ nhưng sống động và vẫn có thể tạo cảm giác quen thuộc.