Như nhiều game thủ đã biết, ngay từ những ngày đầu ra mắt thì LMHT (Liên Minh Huyền Thoại) đã thường bị đem ra so sánh với Dota 2 bởi đông đảo game thủ trên toàn thế giới. Điển hình như kỳ CKTG 2023 vừa qua, giải vô địch thế giới của LMHT đã bị đem ra so sánh và bị chê là nhàm chán so với giải vô địch của Dota 2 – The International.
Cho đến hôm nay, cộng đồng game thủ Hàn Quốc đã được dịp thảo luận sôi nổi về động thái gần đây của Valve trên trang chủ của Dota 2.
Valve bị réo tên bởi một số game thủ Hàn Quốc vì cho rằng công ty này “cà khịa” Riot Games.
Chi tiết hơn về việc này, mới đây Valve đã chia sẻ một bài viết mang tên “Between the Lanes: Denying Denial of Service” trên trang chủ của Dota 2. Bài viết nói về việc công ty này từng gặp phải vấn đề DDoS trong Dota 2 và CS:GO vào năm 2015. Ở thời điểm ấy, Valve cũng đã gặp khá nhiều vấn đề trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả để phòng chống DDoS.
Trong đó, Valve đã giải thích rất chi tiết kế hoạch phòng chống DDoS từ những thuật ngữ chuyên môn cho đến các phép ẩn dụ đơn giản. Theo chia sẻ, cách đơn giản và hiệu quả của Valve là xây dựng một hệ thống “relay” – thứ sẽ “chịu đòn” thay cho các máy chủ của Dota 2 cũng như CS:GO mỗi khi bị tấn công bởi kẻ xấu.
Cách đây vài ngày, Valve đã đăng tải bài viết về quá trình phòng chống DDoS cách đây gần 10 năm của Dota 2 cũng như CS:GO.
“Nhưng nếu thế thì chỉ cần tấn công relay là được phải không? Về mặt kỹ thuật thì được. Nhưng chúng tôi đã thủ sẵn gần như vô hạn các relay, được thiết kế rất chịu đòn. “Relay” là từ ngữ khác để chỉ một máy tính chạy phần mềm. Bạn có thể tấn công hoặc làm sập, nhưng giao thức đã được thiết kế với giả định này. Nếu một máy khách tìm cách chơi một trận đấu và mất liên hệ với relay, thì chỉ cần chuyển qua một relay khác. Relay như hàng trăm con tốt thí dàn trải khắp mọi nơi trên thế giới với mục đích bảo vệ máy chủ trò chơi.” – Valve chia sẻ về một trong những phương pháp bảo vệ máy chủ Dota 2 là “relay”.
Trở lại với LMHT, những tuần vừa qua giải đấu hàng đầu Hàn Quốc – LCK Mùa Xuân 2024 đã gặp phải khá nhiều khó khăn vì sự cố DDoS tại nhà thi đấu LoL Park. Điều này khiến các khán giả không thể theo dõi trực tiếp tại nhà thi đấu, các đội tuyển cũng phải thi đấu riêng tư sau đó ghi hình và phát sóng lại trên mạng. Thế nên vấn đề DDoS đã và đang được quan tâm bởi rất nhiều game thủ tại “xứ sở Kim Chi”.
Cũng vì nguyên nhân này, hiện nay đang có một số game thủ tại Hàn Quốc cho rằng Valve đã ngầm so sánh LMHT với Dota 2, thậm chí nhận xét Valve đã “cà khịa” Riot Games về việc xử lý sự cố DDoS. Bởi khác với Riot Games, nhà phát hành Dota 2 đã giải quyết được vấn đề này từ cách đây gần 10 năm.
Một số bình luận từ cộng đồng LMHT Hàn Quốc:
“Bài viết của Valve cho thấy họ không chỉ xử lý vấn đề DDoS ở giải đấu mà còn xử lý nó ngay trong máy chủ cho game thủ tự do.
Thực tế là Riot Games còn chẳng phản ứng nhanh nhạy bằng Nexon.
Đây là thực tế của mấy công ty làm game đó.
Nhưng mấy cuộc tấn công (DDoS) đâu có ảnh hưởng đến máy chủ Trung Quốc.”
Một số game thủ LMHT Hàn Quốc réo tên Valve vì cho rằng công ty này “cà khịa” Riot Games.
Cho đến hôm nay, cộng đồng game thủ Hàn Quốc đã được dịp thảo luận sôi nổi về động thái gần đây của Valve trên trang chủ của Dota 2.
Valve bị réo tên bởi một số game thủ Hàn Quốc vì cho rằng công ty này “cà khịa” Riot Games.
Chi tiết hơn về việc này, mới đây Valve đã chia sẻ một bài viết mang tên “Between the Lanes: Denying Denial of Service” trên trang chủ của Dota 2. Bài viết nói về việc công ty này từng gặp phải vấn đề DDoS trong Dota 2 và CS:GO vào năm 2015. Ở thời điểm ấy, Valve cũng đã gặp khá nhiều vấn đề trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả để phòng chống DDoS.
Trong đó, Valve đã giải thích rất chi tiết kế hoạch phòng chống DDoS từ những thuật ngữ chuyên môn cho đến các phép ẩn dụ đơn giản. Theo chia sẻ, cách đơn giản và hiệu quả của Valve là xây dựng một hệ thống “relay” – thứ sẽ “chịu đòn” thay cho các máy chủ của Dota 2 cũng như CS:GO mỗi khi bị tấn công bởi kẻ xấu.
Cách đây vài ngày, Valve đã đăng tải bài viết về quá trình phòng chống DDoS cách đây gần 10 năm của Dota 2 cũng như CS:GO.
“Nhưng nếu thế thì chỉ cần tấn công relay là được phải không? Về mặt kỹ thuật thì được. Nhưng chúng tôi đã thủ sẵn gần như vô hạn các relay, được thiết kế rất chịu đòn. “Relay” là từ ngữ khác để chỉ một máy tính chạy phần mềm. Bạn có thể tấn công hoặc làm sập, nhưng giao thức đã được thiết kế với giả định này. Nếu một máy khách tìm cách chơi một trận đấu và mất liên hệ với relay, thì chỉ cần chuyển qua một relay khác. Relay như hàng trăm con tốt thí dàn trải khắp mọi nơi trên thế giới với mục đích bảo vệ máy chủ trò chơi.” – Valve chia sẻ về một trong những phương pháp bảo vệ máy chủ Dota 2 là “relay”.
Trở lại với LMHT, những tuần vừa qua giải đấu hàng đầu Hàn Quốc – LCK Mùa Xuân 2024 đã gặp phải khá nhiều khó khăn vì sự cố DDoS tại nhà thi đấu LoL Park. Điều này khiến các khán giả không thể theo dõi trực tiếp tại nhà thi đấu, các đội tuyển cũng phải thi đấu riêng tư sau đó ghi hình và phát sóng lại trên mạng. Thế nên vấn đề DDoS đã và đang được quan tâm bởi rất nhiều game thủ tại “xứ sở Kim Chi”.
Cũng vì nguyên nhân này, hiện nay đang có một số game thủ tại Hàn Quốc cho rằng Valve đã ngầm so sánh LMHT với Dota 2, thậm chí nhận xét Valve đã “cà khịa” Riot Games về việc xử lý sự cố DDoS. Bởi khác với Riot Games, nhà phát hành Dota 2 đã giải quyết được vấn đề này từ cách đây gần 10 năm.
Một số bình luận từ cộng đồng LMHT Hàn Quốc:
“Bài viết của Valve cho thấy họ không chỉ xử lý vấn đề DDoS ở giải đấu mà còn xử lý nó ngay trong máy chủ cho game thủ tự do.
Thực tế là Riot Games còn chẳng phản ứng nhanh nhạy bằng Nexon.
Đây là thực tế của mấy công ty làm game đó.
Nhưng mấy cuộc tấn công (DDoS) đâu có ảnh hưởng đến máy chủ Trung Quốc.”
Một số game thủ LMHT Hàn Quốc réo tên Valve vì cho rằng công ty này “cà khịa” Riot Games.