Mới đây, Vòng Loại Khu Vực SEA của Đấu Trường Chân Lý đã chính thức khép lại, giải đấu đã diễn ra trong 3 ngày và cuối cùng chức vô địch thuộc về Lê Chuyên – một “kỳ thủ” người Việt.
Nhưng thay vì khép lại một cách suôn sẻ, mới đây giải đấu này đã bị nhiều game thủ nước ngoài lên tiếng “bóc phốt” cũng như tố cáo hành vi “ôm bài có tổ chức” của một số tuyển thủ Việt.
Giải đấu Đấu Trường Chân Lý vừa qua đã nhận về khá nhiều ý kiến trái chiều.
Theo tìm hiểu, “ôm bài” (hoặc “giam bài”) là hành vi mua một vị tướng nào đó và giữ trên hàng chờ dù bản thân không sử dụng. Mục đích của việc này là khiến cho những người cần vị tướng ấy khó roll ra hơn và khó hoàn thiện đội hình hơn.
Vụ việc tại VLKV SEA của các tuyển thủ Đấu Trường Chân Lý Việt Nam đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các “kỳ thủ” phương Tây.
Và theo như bài viết “bóc phốt”, trong ngày thi đấu thứ 2 của VLKV SEA, nhiều tuyển thủ Việt Nam biết bản thân không thể đủ điểm tiến vào đêm chung kết nên đã “ôm bài” của những tuyển thủ khác trong khu vực SEA.
Theo bài viết chia sẻ, đã có tổng cộng 5 tuyển thủ Việt Nam có hành vi này bao gồm FS Bánh Xíu Páo, VIET MOM, SVM LâmLouis, B ơ, GD FEED.
Bên dưới là mô tả chi tiết về hành vi “ôm bài” trong ngày thi đấu thứ 2 của VLKV SEA.
Lobby 3 trận 3:
B ơ “ôm” cả Riven và Kayle dù sử dụng đội hình Katarina re-roll.
Tuyển thủ Việt Nam sử dụng Katarina nhưng “ôm” cả Riven và Kayle.
Trong khi đó, 2 tuyển thủ không phải Việt Nam khác là Subtitle chơi đội hình Riven re-roll và FuuTime chơi đội hình Kayle re-roll.
2 tuyển thủ không phải người Việt sử dụng Riven và Kayle re-roll.
Lobby 1 trận 4:
Tuyển thủ Singapore – Kjaos sử đụng đội hình Senna re-roll.
Kjaos sử dụng đội hình Senna ở trận thứ 4.
FS Bánh Xíu Páo “ôm” Senna và tiếp tục giữ Senna đến round 5-1 vì Kjaos chưa lên được 3 sao.
SVM LâmLouis “ôm bài” Senna trong khi anh sử dụng đội hình Yone re-roll.
GD FEED “ôm” Senna trong khi sử dụng đội hình Kayle re-roll.
3 tuyển thủ Việt Nam đều “ôm” Senna.
Lobby 1 trận 5:
Tuyển thủ Singapore – Kjaos sử đụng đội hình Đao Phủ và cần Vex cũng như những tướng trong đội hình này.
FS Bánh Xíu Páo “ôm” Vex dù đang hướng đến đội hình Riven 3 sao.
VIET MOM “ôm bài” Vex dù đang chơi đội hình Punk re-roll.
SVM LâmLouis “ôm” Amumu dù chơi đội hình Yone 3 sao.
3 tuyển thủ Việt Nam “ôm” Vex và các vị tướng liên quan đến đội hình của Kjaos.
Theo chủ bài viết chia sẻ, còn rất nhiều tình huống tương tự khác nhưng vì anh bận nên chỉ liệt kê một số trường hợp bên trên.
Vào lúc này, một tuyển thủ người Thái Lan bị loại ở ngày 2 VLKV SEA – FoemanDD cũng lên tiếng:
“Ở mùa 9.0, trận thứ 11, tôi đã bị ôm bài bởi người chơi top 32 khi sử dụng Kayle. Anh ta chẳng quan tâm thứ gì khác ngoài việc ôm mấy vị tướng mà đội hình của Kayle cần (và anh ta thua cả round quái). Anh ta cũng làm việc tương tự với tôi ở trận 12 và tôi dừng chân tại top 10.
Đến mùa 9.5, tôi roll mạnh tay nên có thể giành lấy top 1. Nhưng đến mùa 10, tôi lại bị “ôm bài” ở trận đấu thứ 11 và 12.
Đừng hiểu nhầm tôi nhé, tôi không ghét bất cứ tuyển thủ Việt Nam nào và tôi nghĩ đây là khu vực mạnh nhất sau Trung Quốc. Nhưng thử tưởng tượng xem 75% tuyển thủ người Việt chơi với 25% tuyển thủ SEA (còn chẳng cùng 1 quốc gia) với 12 trận đấu, những người không vào được đêm chung kết sẽ làm gì cơ chứ…”
FoemanDD lên tiếng về việc bản thân bị “ôm bài” từ mùa 9 đến giờ.
Cùng lúc đó, cũng có một bài viết khác tố 2 tuyển thủ VIET MOM và Vttt đã thừa nhận việc phối hợp với các tuyển thủ Việt Nam để “ôm bài” của các tuyển thủ khu vực khác.
Bài viết khác réo tên VIET MOM và Vttt trên diễn đàn Đấu Trường Chân Lý.
Về phần cộng đồng Đấu Trường Chân Lý, nhiều người cho rằng việc “ôm bài” là rất bình thường trong chế độ xếp hạng hoặc cả đấu trường chuyên nghiệp. Ví dụ như những trận đấu mà bản thân phải cạnh tranh trực tiếp với một ai đó, thì việc “ôm bài” là điều không quá bất ngờ.
Nhưng theo nhiều bình luận từ cộng đồng “kỳ thủ” phương Tây, việc các tuyển thủ Việt Nam chỉ “ôm bài” các tuyển thủ khu vực SEA là điều rất kỳ lạ.
Trên thực tế, Riot Games không hề có luật thi đấu nào liên quan đến vấn đề “ôm bài” hay “giam bài” tại sân chơi chuyên nghiệp của Đấu Trường Chân Lý. Vậy nên hiện tại vụ việc này vẫn đang nổ ra rất nhiều luồng ý kiến trái chiều trên các hội nhóm, diễn đàn của các “kỳ thủ”.
Nhưng thay vì khép lại một cách suôn sẻ, mới đây giải đấu này đã bị nhiều game thủ nước ngoài lên tiếng “bóc phốt” cũng như tố cáo hành vi “ôm bài có tổ chức” của một số tuyển thủ Việt.
Giải đấu Đấu Trường Chân Lý vừa qua đã nhận về khá nhiều ý kiến trái chiều.
Theo tìm hiểu, “ôm bài” (hoặc “giam bài”) là hành vi mua một vị tướng nào đó và giữ trên hàng chờ dù bản thân không sử dụng. Mục đích của việc này là khiến cho những người cần vị tướng ấy khó roll ra hơn và khó hoàn thiện đội hình hơn.
Vụ việc tại VLKV SEA của các tuyển thủ Đấu Trường Chân Lý Việt Nam đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các “kỳ thủ” phương Tây.
Và theo như bài viết “bóc phốt”, trong ngày thi đấu thứ 2 của VLKV SEA, nhiều tuyển thủ Việt Nam biết bản thân không thể đủ điểm tiến vào đêm chung kết nên đã “ôm bài” của những tuyển thủ khác trong khu vực SEA.
Theo bài viết chia sẻ, đã có tổng cộng 5 tuyển thủ Việt Nam có hành vi này bao gồm FS Bánh Xíu Páo, VIET MOM, SVM LâmLouis, B ơ, GD FEED.
Bên dưới là mô tả chi tiết về hành vi “ôm bài” trong ngày thi đấu thứ 2 của VLKV SEA.
Lobby 3 trận 3:
B ơ “ôm” cả Riven và Kayle dù sử dụng đội hình Katarina re-roll.
Tuyển thủ Việt Nam sử dụng Katarina nhưng “ôm” cả Riven và Kayle.
Trong khi đó, 2 tuyển thủ không phải Việt Nam khác là Subtitle chơi đội hình Riven re-roll và FuuTime chơi đội hình Kayle re-roll.
2 tuyển thủ không phải người Việt sử dụng Riven và Kayle re-roll.
Lobby 1 trận 4:
Tuyển thủ Singapore – Kjaos sử đụng đội hình Senna re-roll.
Kjaos sử dụng đội hình Senna ở trận thứ 4.
FS Bánh Xíu Páo “ôm” Senna và tiếp tục giữ Senna đến round 5-1 vì Kjaos chưa lên được 3 sao.
SVM LâmLouis “ôm bài” Senna trong khi anh sử dụng đội hình Yone re-roll.
GD FEED “ôm” Senna trong khi sử dụng đội hình Kayle re-roll.
3 tuyển thủ Việt Nam đều “ôm” Senna.
Lobby 1 trận 5:
Tuyển thủ Singapore – Kjaos sử đụng đội hình Đao Phủ và cần Vex cũng như những tướng trong đội hình này.
FS Bánh Xíu Páo “ôm” Vex dù đang hướng đến đội hình Riven 3 sao.
VIET MOM “ôm bài” Vex dù đang chơi đội hình Punk re-roll.
SVM LâmLouis “ôm” Amumu dù chơi đội hình Yone 3 sao.
3 tuyển thủ Việt Nam “ôm” Vex và các vị tướng liên quan đến đội hình của Kjaos.
Theo chủ bài viết chia sẻ, còn rất nhiều tình huống tương tự khác nhưng vì anh bận nên chỉ liệt kê một số trường hợp bên trên.
Vào lúc này, một tuyển thủ người Thái Lan bị loại ở ngày 2 VLKV SEA – FoemanDD cũng lên tiếng:
“Ở mùa 9.0, trận thứ 11, tôi đã bị ôm bài bởi người chơi top 32 khi sử dụng Kayle. Anh ta chẳng quan tâm thứ gì khác ngoài việc ôm mấy vị tướng mà đội hình của Kayle cần (và anh ta thua cả round quái). Anh ta cũng làm việc tương tự với tôi ở trận 12 và tôi dừng chân tại top 10.
Đến mùa 9.5, tôi roll mạnh tay nên có thể giành lấy top 1. Nhưng đến mùa 10, tôi lại bị “ôm bài” ở trận đấu thứ 11 và 12.
Đừng hiểu nhầm tôi nhé, tôi không ghét bất cứ tuyển thủ Việt Nam nào và tôi nghĩ đây là khu vực mạnh nhất sau Trung Quốc. Nhưng thử tưởng tượng xem 75% tuyển thủ người Việt chơi với 25% tuyển thủ SEA (còn chẳng cùng 1 quốc gia) với 12 trận đấu, những người không vào được đêm chung kết sẽ làm gì cơ chứ…”
FoemanDD lên tiếng về việc bản thân bị “ôm bài” từ mùa 9 đến giờ.
Cùng lúc đó, cũng có một bài viết khác tố 2 tuyển thủ VIET MOM và Vttt đã thừa nhận việc phối hợp với các tuyển thủ Việt Nam để “ôm bài” của các tuyển thủ khu vực khác.
Bài viết khác réo tên VIET MOM và Vttt trên diễn đàn Đấu Trường Chân Lý.
Về phần cộng đồng Đấu Trường Chân Lý, nhiều người cho rằng việc “ôm bài” là rất bình thường trong chế độ xếp hạng hoặc cả đấu trường chuyên nghiệp. Ví dụ như những trận đấu mà bản thân phải cạnh tranh trực tiếp với một ai đó, thì việc “ôm bài” là điều không quá bất ngờ.
Nhưng theo nhiều bình luận từ cộng đồng “kỳ thủ” phương Tây, việc các tuyển thủ Việt Nam chỉ “ôm bài” các tuyển thủ khu vực SEA là điều rất kỳ lạ.
Trên thực tế, Riot Games không hề có luật thi đấu nào liên quan đến vấn đề “ôm bài” hay “giam bài” tại sân chơi chuyên nghiệp của Đấu Trường Chân Lý. Vậy nên hiện tại vụ việc này vẫn đang nổ ra rất nhiều luồng ý kiến trái chiều trên các hội nhóm, diễn đàn của các “kỳ thủ”.