Cộng đồng mạng chắc chưa quên thông tin "Cô gái S.S lây HIV cho nhiều nam giới tại nhà máy nơi cô làm việc". Theo đó, khởi nguồn từ các video, hình ảnh được lan truyền trên các ứng dụng xã hội TikTok, Facebook, chỉ trong một chiều cuối tuần, vụ việc lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây xôn xao dư luận.
Ngày 26/7, mạng xã hội lan truyền nhiều bài viết và clip có nội dung nhạy cảm. Trong các bài viết này đều nói đến nhân vật nữ là nhân viên của S.S Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, bài đăng còn kèm hình ảnh một danh sách 16 người được cho là đã quan hệ với cô gái trên và bị lây truyền HIV.
Chiều cùng ngày, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip của cô gái bị đồn là người trong vụ việc. Cô gái này lên tiếng cho rằng bản thân đang bị xúc phạm danh dự, bị đồn thổi những điều sai sự thật.
Tại đây, tin đồn chưa được xác thực nhưng đã có ảnh hưởng lớn đến người trong cuộc. Cụ thể, tên tuổi, hình ảnh của cô gái được cho là nữ chính tràn lan mạng xã hội. Kèm theo đó là danh sách người bị lây nhiễm do "không dùng bao cao su", chỉ đích danh cả tên tuổi, thông tin năm sinh, vị trí công tác.
Những bài đăng về sự việc nêu trên đã nhận được rất nhiều sự qua tâm, lượt chia sẻ và bình luận từ phía cư dân mạng.
Thời điểm tin giả bùng phát, nguồn tin chưa được tìm ra nhưng nguồn phát tán lại nhiệt tình cố ý "ăn theo" sự việc, câu kéo view, đầu độc không gian mạng xã hội và bôi nhọ danh dự của cô gái xui xẻo. Những thông tin độc hại như vết dầu loang, bôi xấu hình ảnh của một cô gái, hạ gục hình ảnh của một doanh nghiệp lớn nước ngoài tại địa phương, nhất là liên quan đến căn bệnh HIV-AIDS. Tin giả không chỉ khiến bản thân nạn nhân trực tiếp chịu thiệt thòi, bị xúc phạm danh dự nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đối tác của họ.
Sau cùng, đối tượng tung tin giả bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng - nhiều ý kiến cho rằng, nên có hình thức xử lý "nặng tay" hơn để răn đe, hay làm chùn bước thế lực "đầu độc" không gian mạng.
Như vậy, cộng đồng mạng cần phải có ý thức hơn trong việc kiểm chứng thông tin trước khi tin tưởng và lan truyền nó. Việc lan truyền thông tin không chính xác có thể gây hại lớn cho người khác, đặc biệt là khi nó liên quan đến những vấn đề nhạy cảm. Có như vậy mới phần nào giảm thiểu những thông tin rác trên không gian mạng.
Ngày 26/7, mạng xã hội lan truyền nhiều bài viết và clip có nội dung nhạy cảm. Trong các bài viết này đều nói đến nhân vật nữ là nhân viên của S.S Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, bài đăng còn kèm hình ảnh một danh sách 16 người được cho là đã quan hệ với cô gái trên và bị lây truyền HIV.
Chiều cùng ngày, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip của cô gái bị đồn là người trong vụ việc. Cô gái này lên tiếng cho rằng bản thân đang bị xúc phạm danh dự, bị đồn thổi những điều sai sự thật.
Tại đây, tin đồn chưa được xác thực nhưng đã có ảnh hưởng lớn đến người trong cuộc. Cụ thể, tên tuổi, hình ảnh của cô gái được cho là nữ chính tràn lan mạng xã hội. Kèm theo đó là danh sách người bị lây nhiễm do "không dùng bao cao su", chỉ đích danh cả tên tuổi, thông tin năm sinh, vị trí công tác.
Những bài đăng về sự việc nêu trên đã nhận được rất nhiều sự qua tâm, lượt chia sẻ và bình luận từ phía cư dân mạng.
Thời điểm tin giả bùng phát, nguồn tin chưa được tìm ra nhưng nguồn phát tán lại nhiệt tình cố ý "ăn theo" sự việc, câu kéo view, đầu độc không gian mạng xã hội và bôi nhọ danh dự của cô gái xui xẻo. Những thông tin độc hại như vết dầu loang, bôi xấu hình ảnh của một cô gái, hạ gục hình ảnh của một doanh nghiệp lớn nước ngoài tại địa phương, nhất là liên quan đến căn bệnh HIV-AIDS. Tin giả không chỉ khiến bản thân nạn nhân trực tiếp chịu thiệt thòi, bị xúc phạm danh dự nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình, bạn bè, đối tác của họ.
Sau cùng, đối tượng tung tin giả bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng - nhiều ý kiến cho rằng, nên có hình thức xử lý "nặng tay" hơn để răn đe, hay làm chùn bước thế lực "đầu độc" không gian mạng.
Như vậy, cộng đồng mạng cần phải có ý thức hơn trong việc kiểm chứng thông tin trước khi tin tưởng và lan truyền nó. Việc lan truyền thông tin không chính xác có thể gây hại lớn cho người khác, đặc biệt là khi nó liên quan đến những vấn đề nhạy cảm. Có như vậy mới phần nào giảm thiểu những thông tin rác trên không gian mạng.