Ra mắt năm 2015, Inside Out được xem là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông lớn Pixar trong một thập kỷ trở lại đây. Tác phẩm thu 858 triệu USD tại phòng vé toàn cầu, thắng giải Oscar Phim hoạt hình hay nhất và nhận thêm 1 đề cử Kịch bản gốc xuất sắc. Câu chuyện của Inside Out gây ấn tượng khi tạo ra thế giới giả tưởng đầy màu sắc bên trong tâm trí con người, nơi những cảm xúc được nhân hóa và cùng nhau điều hành tất cả biểu cảm, hành động của chúng ta.
Hơn 9 năm trôi qua, khán giả mới được trở lại thế giới nhiệm màu ấy với phần 2 của bộ phim vừa chính thức ra rạp từ ngày 14/6. Và người hâm mộ của thương hiệu cũng có thể thở phào nhẹ nhõm vì đây vẫn là một bộ phim tràn đầy cảm xúc, với hàng loạt tình tiết dễ thương, ngộ nghĩnh và lồng ghép nhiều thông điệp nhân văn mạnh mẽ.
Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi nữ chính được mời tham gia một trại hè của đội hockey trung học Fire Hawks nổi tiếng. Nếu thể hiện tốt, Riley sẽ có cơ hội được tuyển thẳng vào đội tuyển. Tuy nhiên, chính khát vọng đó lại dẫn đến hàng loạt suy nghĩ tiêu cực bên trong tâm trí cô nữ sinh mới lớn. Riley bắt đầu có những hành động bất chấp hơn, nhằm đạt được ước mơ của mình.
Nhóm Joy hoảng loạn khi Riley bước vào độ tuổi dậy thì.
Cùng lúc này, Anxiety lãnh đạo đội ngũ những cảm xúc mới lật đổ nhóm của Joy, chiếm quyền điều khiển trung tâm bộ não Riley. Cô nàng cảm xúc mới màu cam này quyết tâm bằng mọi giá giúp chủ nhân của mình đạt được mục đích, với suy nghĩ rằng điều đó mới thực sự tốt cho Riley. Anxiety thậm chí phá bỏ cả ý niệm bản ngã về việc trở thành người tốt của nữ chính.
Vì không đồng tình với kế hoạch này, nhóm của Joy đã bị trục xuất, đẩy vào ngục tối nơi chứa những ký ức đã bị chôn vùi. Họ phải tìm cách thoát ra và trở lại chiếm lấy quyền điều khiển tâm trí của Riley, với hy vọng đưa cô bé trở lại thành phiên bản tốt đẹp, vui vẻ như xưa.
Nhóm cảm xúc mới nắm quyền điều khiển tâm trí Riley.
Cũng giống phần trước, nhóm cảm xúc mới này được ekip chọn lọc và xây dựng khá tốt. Mỗi nhân vật có cá tính, tạo hình độc đáo, dễ tạo điểm nhấn với khán giả. Trong đó, Anxiety - một cảm xúc màu da cam luôn lo lắng và nghĩ đến tương lai - được xem như phản diện chính tập phim. Chính ý nghĩ phải suy tính đến tương lai đã thôi thúc Riley làm những hành động đi ngược với bản ngã đã được xây dựng trước đó của mình. Tuy nhiên, khán giả có thể dễ dàng đồng cảm với suy nghĩ của nhân vật mới này. Từ đó, ta nhận ra lo âu cũng chính là một thứ cảm xúc tự nhiên và cần thiết cho sự phát triển của mỗi người. Nó thúc đẩy chúng ta phải cố gắng, vượt qua những thử thách trước mắt và hướng tới trở thành một phiên bản tốt hơn của mình mình.
Cảm xúc Anxiety (Lo Âu) là phản diện của phần phim.
Ý tưởng thú vị này là nền tảng để Inside Out 2 triển khai một câu chuyện đầy thú vị về tâm lý con người. Phần phim tiếp theo này như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng chúng ta cần phải biết tiết chế lại những cảm xúc đơn sơ lúc trẻ con để trưởng thành. Lời thoại của Joy chính là sự thừa nhận rằng đôi khi lúc nào cũng vui vẻ chưa chắc đã là điều tốt. Tuy nhiên, không vì thế mà con người nên để những khao khát, động lực vươn lên điều khiển mình để làm những điều sai trái, đi ngược với lương tâm.
Với chủ đề câu chuyện cảm xúc tuổi trưởng thành, Inside Out 2 ẩn chứa nhiều thông điệp khá phức tạp và nặng đô đối với nhóm khán giả thiếu nhi. Điều này vừa là điểm hay nhưng cũng là hạn chế của tác phẩm, khi ekip phải chọn một cách giải quyết vấn đề khá đơn giản và an toàn, dẫn đến cái kết có phần rập khuôn và hơi khiên cưỡng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, Inside Out 2 vẫn là một tác phẩm đáng xem, phù hợp với đối tượng khán giả gia đình và đặc biệt là những thanh thiếu niên mới lớn.
Hơn 9 năm trôi qua, khán giả mới được trở lại thế giới nhiệm màu ấy với phần 2 của bộ phim vừa chính thức ra rạp từ ngày 14/6. Và người hâm mộ của thương hiệu cũng có thể thở phào nhẹ nhõm vì đây vẫn là một bộ phim tràn đầy cảm xúc, với hàng loạt tình tiết dễ thương, ngộ nghĩnh và lồng ghép nhiều thông điệp nhân văn mạnh mẽ.
Cuộc khủng hoảng cảm xúc của tuổi dậy thì
Câu chuyện của Inside Out 2 lấy bối cảnh 2 năm sau phần trước, khi nhân vật chính Riley tròn 13 tuổi, trở thành một thiếu nữ tuổi teen chính hiệu với đủ những cảm xúc mới được hình thành. Đó cũng là lúc 5 cảm xúc Joy (Vui Vẻ), Sadness (Buồn Bã), Disgust (Chảnh Chọe), Anger (Giận Dữ) và Fear (Sợ Hãi) dần không còn đủ để điều khiển và thể hiện hết được tâm lý phức tạp của cô bé. Một nhóm các cảm xúc mới gồm Anxiety (Lo âu), Embarrassment (Xấu hổ), Ennui (Chán nản) và Envy (Ganh tị) bắt đầu xuất hiện và khiến Riley như trở thành một con người hoàn toàn khác.Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi nữ chính được mời tham gia một trại hè của đội hockey trung học Fire Hawks nổi tiếng. Nếu thể hiện tốt, Riley sẽ có cơ hội được tuyển thẳng vào đội tuyển. Tuy nhiên, chính khát vọng đó lại dẫn đến hàng loạt suy nghĩ tiêu cực bên trong tâm trí cô nữ sinh mới lớn. Riley bắt đầu có những hành động bất chấp hơn, nhằm đạt được ước mơ của mình.
Nhóm Joy hoảng loạn khi Riley bước vào độ tuổi dậy thì.
Cùng lúc này, Anxiety lãnh đạo đội ngũ những cảm xúc mới lật đổ nhóm của Joy, chiếm quyền điều khiển trung tâm bộ não Riley. Cô nàng cảm xúc mới màu cam này quyết tâm bằng mọi giá giúp chủ nhân của mình đạt được mục đích, với suy nghĩ rằng điều đó mới thực sự tốt cho Riley. Anxiety thậm chí phá bỏ cả ý niệm bản ngã về việc trở thành người tốt của nữ chính.
Vì không đồng tình với kế hoạch này, nhóm của Joy đã bị trục xuất, đẩy vào ngục tối nơi chứa những ký ức đã bị chôn vùi. Họ phải tìm cách thoát ra và trở lại chiếm lấy quyền điều khiển tâm trí của Riley, với hy vọng đưa cô bé trở lại thành phiên bản tốt đẹp, vui vẻ như xưa.
Nhóm cảm xúc mới nắm quyền điều khiển tâm trí Riley.
Càng trưởng thành, niềm vui của con người càng ít đi?
Trong một phân đoạn cao trào của bộ phim, Joy thú nhận rằng có thể khi con người lớn lên, họ sẽ không còn cảm thấy được niềm vui nhiều như trước nữa. Đó là một trong những câu thoại đắt giá nhất của phần 2 Inside Out. Có thể nói, câu chuyện phim là hành trình phát triển cảm xúc của con người. Đặc biệt ở độ tuổi dậy thì, chúng ta luôn bắt gặp những rung động, suy nghĩ hoàn toàn mới mà chưa được đặt tên trước đó. Khi dần phải đối mặt với muôn hình vạn trạng của cuộc sống, cô bé cũng cần những cảm xúc phức tạp hơn chứ không còn đơn thuần là những sự vui, buồn, giận dữ, sợ hãi hay chảnh chọe đơn thuần như trong quá khứ.Cũng giống phần trước, nhóm cảm xúc mới này được ekip chọn lọc và xây dựng khá tốt. Mỗi nhân vật có cá tính, tạo hình độc đáo, dễ tạo điểm nhấn với khán giả. Trong đó, Anxiety - một cảm xúc màu da cam luôn lo lắng và nghĩ đến tương lai - được xem như phản diện chính tập phim. Chính ý nghĩ phải suy tính đến tương lai đã thôi thúc Riley làm những hành động đi ngược với bản ngã đã được xây dựng trước đó của mình. Tuy nhiên, khán giả có thể dễ dàng đồng cảm với suy nghĩ của nhân vật mới này. Từ đó, ta nhận ra lo âu cũng chính là một thứ cảm xúc tự nhiên và cần thiết cho sự phát triển của mỗi người. Nó thúc đẩy chúng ta phải cố gắng, vượt qua những thử thách trước mắt và hướng tới trở thành một phiên bản tốt hơn của mình mình.
Cảm xúc Anxiety (Lo Âu) là phản diện của phần phim.
Ý tưởng thú vị này là nền tảng để Inside Out 2 triển khai một câu chuyện đầy thú vị về tâm lý con người. Phần phim tiếp theo này như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng chúng ta cần phải biết tiết chế lại những cảm xúc đơn sơ lúc trẻ con để trưởng thành. Lời thoại của Joy chính là sự thừa nhận rằng đôi khi lúc nào cũng vui vẻ chưa chắc đã là điều tốt. Tuy nhiên, không vì thế mà con người nên để những khao khát, động lực vươn lên điều khiển mình để làm những điều sai trái, đi ngược với lương tâm.
Với chủ đề câu chuyện cảm xúc tuổi trưởng thành, Inside Out 2 ẩn chứa nhiều thông điệp khá phức tạp và nặng đô đối với nhóm khán giả thiếu nhi. Điều này vừa là điểm hay nhưng cũng là hạn chế của tác phẩm, khi ekip phải chọn một cách giải quyết vấn đề khá đơn giản và an toàn, dẫn đến cái kết có phần rập khuôn và hơi khiên cưỡng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, Inside Out 2 vẫn là một tác phẩm đáng xem, phù hợp với đối tượng khán giả gia đình và đặc biệt là những thanh thiếu niên mới lớn.